Trang chủ / Domain là gì? Ý nghĩa, phân loại và 4 tiêu chí lựa chọn tên miền chuẩn

Domain là gì? Ý nghĩa, phân loại và 4 tiêu chí lựa chọn tên miền chuẩn

domain là gì

Khái niệm

Domain là một phần của hệ thống tên miền ( DNS – Domain Name System), được hiểu là địa chỉ mà người dùng gõ trên thanh tìm kiếm để truy cập vào một website.  Để dễ hình dung hơn, hãy so sánh việc truy cập vào website với việc gửi thư qua bưu điện: nếu muốn gửi thư cho ai đó, bạn cần biết địa chỉ nhà họ, cũng giống như việc muốn truy cập vào một website nào đó, bạn cần biết địa chỉ dẫn tới website. Domain là địa chỉ tĩnh, cố định của website hoạt động trên internet, dùng để dẫn đường tới nơi chứa website của doanh nghiệp trên một trình duyệt bất kỳ. 

Cấu trúc của một Domain

Domain được cấu tạo bởi một chuỗi các ký tự bao gồm số, chữ cái và dấu gạch ngang, ví dụ như: “google.com”. Trong đó được chia làm 2 thành phần chính: 

  • Tên miền (Domain name): “google” – do người dùng tùy chọn, thường là tên thương hiệu hoặc phải ánh nội dung, sản phẩm, dịch vụ mà website giới thiệu.
  • Phần mở rộng (Domain extension): được thêm vào phía sau tên miền, là nội dung sau dấu chấm, thể hiện quốc gia hoặc loại hình của website: .com, .org, .net, .vn,… 

Việc đăng ký tên miền là bắt buộc để website hoạt động, bạn cần liên hệ đăng ký với nhà cung cấp và kết nối với hosting nhờ vào hệ thống DNS. Lựa chọn tên miền phù hợp, uy tín là vô cùng quan trọng, giúp gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng truy cập. Không những vậy, domain còn giữ vai trò không nhỏ trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, giúp gia tăng thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. 

Tầm quan trọng của tên miền

Domain là một thành phần không thể thiếu trong quy trình xây dựng một website và hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp:

  • Chức năng dẫn đường: Tên miền là một địa chỉ duy nhất trên internet, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy và khám phá các nội dung bên trong website của bạn. 
  • Nhận diện thương hiệu: Đóng vai trò là đại diện cho doanh nghiệp trên nền tảng số, một tên miền dễ nhớ, gắn với hoạt động, ngành nghề kinh doanh dễ dàng làm khách hàng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu, từ đó tăng cường khả năng lan tỏa hình ảnh thương hiệu. Ví dụ tên “shopee.vn” – ngắn gọn, thể hiện rõ lĩnh vực kinh doanh của Shopee là thương mại điện tử, mua sắm, kinh doanh trực tuyến.
  •  Tối ưu hóa SEO: Việc đăng ký tên miền chuẩn giúp website trở nên uy tín, chuyên nghiệp hơn, góp phần làm tăng điểm đánh giá của google đối với website. Bên cạnh đó, đặt tên dựa vào các yêu tố liên quan đến lĩnh vực hoạt động hoặc chứa từ khóa tương ứng với hành vi tìm kiếm của người dùng cũng làm tăng cường thứ hạng web trên các trang tìm kiếm. 
  •  Bảo vệ thương hiệu: Một tên miền đã được đăng ký thì bất cứ ai cũng không thể đăng ký hoặc sử dụng lại nó cho website của họ một lần nữa. Tên miền riêng giúp bảo vệ thương hiệu và ngăn chặn tối đa hành vi người khác sử dụng tên miền giống hoặc tương đương cho mục đích xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc lừa đảo. 
  • Chức năng quản lý:  Việc sở hữu tên miền đồng nghĩa với việc có một địa chỉ duy nhất trên internet mà tại đó, bạn có khả năng kiểm soát, theo dõi đa số các hoạt động của website. Ngoài ra, có thể để tạo các email cá nhân hoặc doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp kiểm soát và quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh của mình. 

Phân loại Domain

TLD (Top level domain) là tên miền cấp cao nhất, thuộc phần mở rộng nằm ở phía sau dấu chấm cuối cùng của một tên miền. TLD được coi là đại diện cho cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp DNS (hệ thống tên miền). Có rất nhiều TLD có sẵn trên website, chúng được duy trì và cập nhật liên tục bởi IANA (Internet Assigned Numbers Authority)  – Cơ Quan Quản Lý Số Được Ấn Định Trên Internet. Bạn có thể tham khảo danh sách đó tại đây.

Một số TLD có vai trò phân loại tên miền theo một tiêu chuẩn cụ thể hoặc dùng để định danh, ví dụ như:

  • .edu – dùng cho các tổ chức giáo dục
  • .com – dùng cho các trang thương mại
  • .org – dùng cho các tổ chức
  • .gov – dùng cho trang chính phủ
  • .mil – dùng cho các website quân sự
phân loại tên miền

TLD được IANA phân thành 4 loại chính dựa vào mục đích và vị trí của chúng.

ccTLD

ccTLD (Country – code top – level domain) – Tên miền cấp cao nhất của một quốc gia, được sử dụng cho một quốc gia nhất định, ví dụ như:

  • ccTLD của Việt Nam là .vn
  • ccTLD của Pháp là .fr
  • ccTLD của Đức là .de
  • ccTLD của Mỹ là .us

ccTLD hiển thị cho công cụ tìm kiếm từ khóa và người dùng ở quốc gia có chủ quyền và vùng lãnh thổ mà website này đã được đăng ký, cho phép người dùng biết được họ đã truy cập đúng địa chỉ quốc gia của một công ty. TLD của các website không bắt buộc phải sử dụng tiếng La-tin, ccTLD của Trung Quốc là .中国. Trong việc tối ưu lượt traffic website, ccTLD là cách hiệu quả nhất để web của bạn hiển thị cho các công cụ tìm kiếm. 

gTLDs

gTLD (Generic – level domains) – Tên miền cấp cao chung, là một TLD quan trọng nhất không mang đặc trưng riêng của một quốc gia, vùng lãnh thổ và được sử dụng trên toàn cầu. Generic top – level domains bao gồm các miền phổ biến như: .com, .net, .org, và các miền khác như .biz, .club, .shop,…  Trong đó, .com là TLD được sử dụng nhiều nhất. gTLD không yêu cầu trang web của bạn cần tiêu chí nào để đăng ký tên miền này.

tên miền gTLDs

sTLD

sTLD (Sponsored top – level domain) – Tên miền cấp cao nhất được tài trợ, là một loại TLD đặc biệt được quản lý và điều hành bởi một nhóm hoặc tổ chức đang hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể. Trong trường hợp này, sTLD có vai trò giúp một tổ chức định danh và tạo ra sự nhận diện đối với ngành đang tham gia, bên cạnh đó, cho phép các thành viên trong tổ chức tạo ra và sử dụng các địa chỉ phù hợp với lĩnh vực của mình. TLD này chỉ giới hạn với một số tổ chức và nhóm nhất định, ví dụ ; .edu (giáo dục, mil (quân đội), .gov (chính phủ),…

iTLD

iTLD (Infrastructure top-level domain) – Tên miền cao cấp nhất hạ tầng, là các TLD được sử dụng cho các website có mục đích quản lý hệ thống mạng và hạ tầng. TLD này chỉ chứa duy nhất một phần mở rộng là .arpa – đại diện cho ARPA (Address and Routing Parameter Area), được quản lý bởi IANA, dành riêng cho ICANN để giải quyết và xử lý các vấn đề về cơ sở hạ tầng trên internet.

Khác

  • Subdomain – Tên miền thứ cấp: Được tạo ra bằng cách thêm một tiền tố nào đó vào tên miền gốc. Chẳng hạn như forum.example.com, trong đó forum chính là subdomain của example.com. Bạn có thể tạo ra subdomain hoàn toàn miễn phí và nó có khả năng hoạt động giống như một tên miền thực thụ.
  • nTLD – New Top-Level Domain: Đây là nhóm các TLD mới, ví dụ như: .shop, .app, .shop,…

Chuẩn bị gì khi đăng ký tên miền?

Lựa chọn: Tên miền duy nhất cho website của bạn, đảm bảo tính ngắn gọn, dễ nhớ, không được vi phạm pháp luật và bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ nào.

Thông tin đăng ký: Khi đăng ký, bạn cần cung cấp các thông tin được yêu cầu để làm thủ tục đăng ký. 

Phương thức thanh toán: Bạn cần có phương thức thanh toán hợp lệ để chi trả cho các khoản phí khi đăng ký. 

Tìm hiểu chính sách và quy định của nhà cung cấp:  Giúp bạn hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình trong giao dịch với nhà cung cấp, đồng thời hiểu các quy định về việc sử dụng domain. 

Tiêu chí lựa chọn tên miền

các tiêu chí lựa chọn tên miền

Để lựa chọn domain phù hợp với doanh nghiệp đồng thời góp phần mang lại hiệu quả cho chiến lược SEO và kích thích khách hàng nhận diện được thương hiệu, bạn có thể tham khảo các tiêu chí lựa chọn sau đây:

  • Ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc, dễ viết giúp người dùng thuận lợi trong việc ghi nhớ, tìm ra và chia sẻ website của bạn.
  • Có liên quan đến công ty, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung website. Điều này làm gia tăng tỷ lệ người dùng click vào trang web của bạn khi nhập truy vấn về ngành nghề hoặc lĩnh vực liên quan.
  • Không sử dụng các ký tự đặc biệt hoặc số trong tên miền. Việc sử dụng các ký tự đặc biệt hoặc số khiến người dùng khó khăn trong việc ghi nhớ và nhập tên trên thanh tìm kiếm. Ngoài ra, website đó còn có nguy cơ bị đánh dấu là spam keywords.
  • Không nên lựa chọn phần mở rộng không phổ biến và gây nghi ngờ như: .click, .win, .link,… làm người dùng đắn đo về độ uy tín của website.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký tên miền

Bước 1: Đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ domain. Bạn cần lựa chọn những nhà đăng ký uy tín có chứng nhận ICANN để đảm bảo các quy trình rõ ràng, thủ tục đầy đủ và an tâm về quyền sở hữu. Bên cạnh đó nhà cung cấp uy tín sẽ giúp bạn bảo vệ thông tin cá nhân và thông tin về website của bạn.

Bước 2: Lựa chọn tên miền và kiểm tra nó có khả dụng hay không. Sau khi lựa chọn được tên phù hợp, bạn cần kiểm tra xem nó đã có sẵn hay bị sử dụng bởi một người khác hay chưa.

Bước 3: Điền thông tin đăng ký. Kê khai thông tin cá nhân để đăng ký, bao gồm: họ tên, SĐT, email liên lạc và các thông tin liên quan khác. 

Bước 4: Thanh toán. Lựa chọn phương thức thanh toán và hoàn tất đăng ký. 

Bước 5:  Xác nhận quyền sở hữu. Sau khi đăng ký, bạn sẽ nhận được thông tin xác nhận về tên miền đăng ký. 

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan về tên domain, qua đó có những hình dung về tầm quan trọng của nó trong sự phát triển của website và có những định hướng chính xác về việc sở hữu, đặt tên miền sao cho phù hợp với doanh nghiệp và đem lại hiệu quả SEO ấn tượng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề dịch vụ thiết kế website, hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

Bài viết Liên Quan: