Traffic là một chỉ số mà tất cả những người sáng tạo nội dung trên nền tảng số đều quan tâm, chú trọng, đặc biệt là traffic website. Theo dõi chỉ số traffic là tiền đề để điều chỉnh và lên các kế hoạch marketing hiệu quả. Vậy kiểm tra traffic website như thế nào và sử dụng các công cụ đo lường traffic nào cho hiệu quả? Sau đây, Sodi sẽ gợi ý cho bạn, cùng tìm hiểu nhé.
Traffic là gì?
Traffic là thuật ngữ mô tả số lượng người dùng truy cập vào website của doanh nghiệp. Traffic cho phép nhà quản trị theo dõi hành vi của người dùng và những từ khóa đứng đầu thứ hạng tìm kiếm, từ đó điều chỉnh hoạt động SEO cũng như Digital Marketing sao cho đạt được mục tiêu doanh số.
Phân loại traffic theo nguồn gốc:
- Organic traffic
- Direct traffic
- Social traffic
- Paid traffic
- Referral traffic
- Email traffic
- Display traffic
- Others
Xem thêm: Traffic là gì? 8 loại traffic quan trọng với mọi website
Tại sao cần đo lường traffic của website của bạn và đối thủ?
Việc kiểm tra traffic website doanh nghiệp định kỳ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng là vô cùng cần thiết, sẽ sẽ giúp bạn so sánh lưu lượng truy cập giữa các thời điểm khác nhau. Tiến hành so sánh sẽ giúp nhà quản trị hình dung được sự xu hướng tăng trưởng của website, phát hiện ra được những bất thường, tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục những sự cố.
Trước khi kiểm tra lượt traffic, bạn cần chắc chắn rằng website mình sở hữu đã được Google Index, phân loại nội dung và lập chỉ mục. Hành động này đảm bảo cho số liệu chính xác hơn, bên cạnh đó, người dùng cũng dễ dàng tìm kiếm các thông tin về website.
Bên cạnh kiểm tra lượng truy cập ở website của mình, việc theo dõi traffic từ website đối thủ cũng sẽ giúp bạn có được nhiều thông tin quan trọng:
- Xếp hạng website đối thủ
- So sánh tổng lượt traffic của đối thủ
- Từ khóa mang lại nhiều traffic nhất?
- Traffic đến chủ yếu từ nguồn nào?
- Bài viết nào được người dùng quan tâm nhất?
Các thông tin này giúp nhà quản trị có cái nhìn sâu sắc về chiến lược của đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường và nhu cầu khách hàng, từ đó có những thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh, tối ưu hóa kết quả kinh doanh.
Top 8 công cụ kiểm tra traffic website doanh nghiệp và đối thủ chính xác nhất
Check traffic website là thao tác không thể thiếu nhằm quan sát sự phát triển của website, dưới đây là 9 công cụ kiểm tra lưu lượng truy cập vào website hiệu quả mà bạn có thể dùng trên cả website đang sở hữu lẫn website đối thủ.
Kiểm tra lưu lượng truy cập website bằng Google Analytics
Google Analytics là công cụ đo lường traffic website sở hữu chính xác nhất được cung cấp bởi Google. Google Analytics tổng hợp các dữ liệu về traffic, kênh traffic, nguồn phương tiện traffic, bên cạnh đó cũng cho biết các xu hướng về hành vi người dùng trên website của bạn.
Hướng dẫn sử dụng Google Analytics để đo traffic website chính xác:
Bước 1: Truy cập vào tài khoản Google Analytics, chọn “Chuyển đổi” bên trái cột.
Bước 2: Chọn “Tất cả lưu lượng truy cập”.
Bước 3: Chọn khoảng thời gian bạn muốn kiểm tra traffic của website.
Bước 4: Chọn mục “Kênh” , traffic đến từ: Organic Search, Referral, Direct, Social, Email hay Paid Search,… sẽ hiện ra
Check traffic website bằng công cụ Google Search Console
Google Search Console cũng là công cụ theo dõi traffic free do Google cung cấp, hỗ trợ người quản trị quan sát được số lượt hiển thị, số lượt click chuột, chỉ số CTR cùng vị trí trung bình của website trên các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, khác với với Google Analytic, Google Search Console chỉ thống kê Traffic tự nhiên chứ không tổng hợp traffic của bất cứ nguồn nào khác.
Hướng dẫn sử dụng Google Search Console để đo traffic website chính xác:
Bước 1: Cài đặt Google Search Console cho website
Bước 2: Truy cập trang Google Search Console
Bước 3: Đăng nhập vào tài khoản GSC của bạn.
Bước 4: Chọn website cần xem traffic.
Công cụ đo lường traffic website Ahrefs
Ahrefs là một công cụ SEO mạnh mẽ rất được ưa chuộng và sử dụng với khả năng lưu trữ và phân tích kho dữ liệu internet lớn nhất hiện nay. Trong đó, chức năng đo lường traffic không chỉ cung cấp cho nhà quản trị các chỉ số quan trọng về website sở hữu mà thêm cả website đối thủ như: backlink, keywords, UR, DR,… chỉ với một thao tác đơn giản đó là nhập URL của bất kỳ website nào.
Tuy nhiên, Ahrefs là công cụ cần trả phí, số tiền phải trả tương đương với số tính năng bạn được phép sử dụng trước đó, bạn có thể sử dụng bản trial trong thời gian 7 ngày.
Hướng dẫn sử dụng Ahrefs để đo traffic website chính xác:
Bước 1: Truy cập trang chủ của Ahrefs tại: https://ahrefs.com/.
Bước 2: Nhấn “Sign in” nếu bạn đã có tài khoản. Nếu chưa, hãy nhấn Start trial để sử dụng bản dùng thử 7 ngày.
Bước 3: Nhập domain hoặc URL trang web cần xem traffic và nhấn Enter.
Công cụ phân tích lưu lượng người truy cập SimilarWeb
SimilarWeb cho phép khách hàng thử nghiệm trước khi mua gói trả phí giới hạn chính thức. Các chỉ số người dùng nhận được khi sử dụng SimilarWeb để đo lường: traffic theo lĩnh vực, traffic theo quốc gia, số lượng người dùng trung bình trên trang,… So với các công cụ khác, SimilarWeb có hạn chế đó là chỉ đo lường trong thời gian 3 tháng, trong trường hợp, hệ thống không thông báo kết quả khi check traffic website trên SimilarWeb, có nghĩa là chỉ số traffic trong 3 tháng đó trên trang là quá thấp, không đủ dữ liệu để đo lường.
Hướng dẫn sử dụng SimilarWeb để đo traffic website chính xác:
Bước 1: Bạn truy cập vào trang chủ Similarweb.com
Bước 2: Đăng ký tài khoản miễn phí
Bước 3: Nhập URL trang web bạn muốn đo lường và chờ đợi kết quả.
Kiểm tra lưu lượng truy cập vào website nhờ công cụ Alexa
Alexa là công cụ check traffic miễn phí chuyên nghiệp được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Amazon. Khi sử dụng Alexa để đo lường traffic, bạn sẽ nhận về các kết quả: Traffic tự nhiên, thời gian trung bình trên trang, tỷ lệ thoát trang, khu vực địa lý traffic,…
Hướng dẫn sử dụng Alexa để đo traffic website chính xác:
Bước 1: Truy cập vào trang chủ Alexa.com
Bước 2: Gắn link trang web muốn đo lường kết quả
Bước 3: Nhấn Tìm kiếm
Công cụ đo lường traffic website SEMRush
SEMRush là công cụ nghiên cứu từ khóa, phân tích và tổng hợp chi tiết các chỉ số của 1 website, bên cạnh đó, SEMRush còn hỗ trợ tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu quảng cáo của họ. Đồng thời, SEMRush còn có tính năng phân tích xu hướng, hành vi khách hàng, đề xuất những từ khóa có mức độ cạnh tranh thấp.
Hướng dẫn sử dụng SEMRush để đo traffic website chính xác:
Bước 1: Truy cập SEMRush.com
Bước 2: Chọn “Sign up”
Bước 3: Điền thông tin được yêu cầu, nhấn “Create account”.
Bước 4: Nhấp vào “Get free trial” để dùng thử bản miễn phí
Bước 5: Tại bảng điều khiển của SEMRush, ở mục Competitive research, chọn “Domain Overview”; Chọn quốc gia: “Việt Nam”. Sau đó nhập tên miền đối thủ và chờ kết quả.
Check traffic website bằng công cụ Ubersuggest
Ubersuggest – trang nghiên cứu từ khóa và đánh giá traffic phổ biến do Neil Patel cung cấp. Có thể sử dụng Ubersuggest để check traffic miễn phí tuy nhiên tính năng khá hạn chế, trong trường hợp muốn phân tích từ khóa và backlink chi tiết hơn trên website của bạn hoặc đối thủ, bạn có thể chuyển sang phiên bản có trả phí.
Hướng dẫn sử dụng Ubersuggest để đo traffic website chính xác:
Bước 1: Truy cập trang chủ của Ubersuggest là neilpatel.com
Bước 2: Nhập link website cần đo lường
Bước 3: Chọn quốc gia và bấm tìm kiếm.
Công cụ đo lường traffic website Sitechecker
Tương tự như Ubersuggest, ở bản miễn phí, Sitechecker cho phép đo lường traffic với tính năng hạn chế. Các tính năng nổi bật hơn như: giám sát trang web, theo dõi backlink, trình theo dõi xếp hạng,… sẽ khả dụng ở phiên bản có trả phí.
Hướng dẫn sử dụng Ubersuggest để đo traffic website chính xác:
Bước 1: Truy cập vào trang chủ Ubersuggest.pro
Bước 2: Đăng ký tài khoản
Bước 3: Nhập URL của website cần kiểm tra traffic và nhấn nút phân tích.
Bước 4: Xem kết quả.
Trên đây là Top 8 công cụ kiểm tra traffic website chính xác, hiệu quả mà nhà quản trị website có thể tham khảo để theo dõi và đánh giá trang web của mình cũng như đối thủ. Từ đó có những chiến lược hiệu quả nhằm gia tăng lượt traffic từ mọi nguồn, nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh, lan tỏa hình ảnh thương hiệu và hoàn thành mục tiêu lợi nhuận.
Xem thêm: Top 3 phương pháp giúp tăng traffic cho website
Liên hệ với SoDi Media ngay nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về thiết kế cũng như vận hành website!