Trang chủ / Traffic là gì? 8 loại traffic quan trọng với mọi website

Traffic là gì? 8 loại traffic quan trọng với mọi website

khái niệm traffic

Để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch SEO hay Digital marketing, người làm marketing đặc biệt chú ý đến traffic – chỉ số quan trọng đo lường lượng truy cập người dùng vào nền tảng của doanh nghiệp. Hiểu đúng về traffic và nguồn gốc của nó sẽ giúp website của bạn khai thác tối đa cơ hội gia tăng thứ hạng, cải thiện khả năng chuyển đổi và đơn hàng.  

Traffic website là gì?

Là chỉ số minh họa cho lưu lượng truy cập của một website hay hiểu đơn giản, nó cho biết tổng số lượng người truy cập vào một website. Thông qua đó, người quản trị biết được số lần, tần suất sử dụng và hành vi tìm kiếm của người dùng đối với website.

Tăng traffic là mục tiêu hướng đến hàng đầu khi xây dựng một website. Số lượng truy cập của mỗi website phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của các nội dung đăng trên trang. 

Vai trò của traffic đối với website

Xây dựng và phủ sóng thương hiệu

Website giống như một cửa hàng/ văn phòng online của doanh nghiệp giúp cho người khách hàng dễ dàng truy cập trên không gian internet. Lượng traffic lớn phản ánh nội dung trên trang chất lượng, thu hút được nhiều người theo dõi, truy cập, chứng tỏ thương hiệu của bạn đang được quan tâm. Tập trung cải thiện lượt lưu lượng truy cập cũng chính là mang thương hiệu gần hơn đến với người dùng.

Nâng cao thứ hạng website

Một trong những tiêu chí mà các công cụ tìm kiếm sử dụng để đề xuất nội dung đến người xem là lưu lượng truy cập trang trước đó. Lượt traffic cao chứng tỏ website cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho người dùng, được nhiều người biết đến, khi đó, các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá cao trang web của bạn. Việc tạo ra nhiều giá trị cho người dùng giúp website gia tăng độ uy tín, từ đó được đề xuất ở những vị trí cao hơn. Vậy nên, nỗ lực làm tăng lưu lượng truy cập đồng nghĩa với việc nâng cao thứ hạng website trên các trang tìm kiếm.

Tăng khả năng chuyển đổi

Người dùng sử dụng các từ khóa để tìm kiếm khi có nhu cầu về thông tin, sản phẩm, dịch vụ nào đó. Theo nghiên cứu của MonsterInsights, vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm của Google chiếm gần 28% tổng số lượt nhấp chuột, năm vị trí đầu tiên chiếm khoảng 70% tổng số lượt nhấp. Traffic tăng, thứ hạng tìm kiếm của website cũng như các từ khóa cũng cải thiện theo, từ đó trang web của bạn sẽ được đề xuất nhiều hơn đến người dùng. Càng gần về đầu trang tìm kiếm, tỷ lệ người dùng nhấp chuột vào trang của bạn sẽ cao hơn, kết hợp với việc cung cấp nội dung chất lượng, khả năng chuyển đổi thành đơn hàng của website sẽ tăng lên, hoàn thành mục tiêu doanh thu và tiết kiệm nhiều chi phí quảng cáo.

Phản ánh hiệu quả chiến dịch Ads

Doanh nghiệp chi tiền cho các hoạt động quảng cáo website nhằm mục tiêu thu về traffic cao, đặc biệt là traffic chất lượng – số lượng người truy cập chuyển đổi được thành đơn hàng.  Dựa vào lượng truy cập mà có thể đánh giá được chiến lược Ads có hiệu quả hay không. Traffic cao, thứ hạng website ấn tượng, khả năng năng chuyển đổi cao thể hiện chiến dịch Ads thành công. 

Phân loại Traffic website theo nguồn gốc truy cập

Có nhiều tiêu chuẩn để phân loại, trong đó, theo Google Analytic, dựa trên tiêu chí phân loại theo nguồn gốc, traffic website có 8 loại như sau

Organic Traffic (lượng truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên)

Organic Traffic – dùng để đo lường số lượng người dùng truy cập trang web dựa vào kết quả tìm kiếm trên bảng xếp hạng của Google, hay được hiểu là lưu lượng truy cập một cách tự nhiên. 

Organic Traffic

Ví dụ: Website của bạn đang giới thiệu dịch vụ Spa, muốn thúc đẩy từ khóa “Spa Hà Nội uy tín”. Khi người dùng tìm kiếm Google từ khóa này, họ sẽ nhận được trang kết quả bao gồm website của bạn. Nếu người dùng nhấp chuột vào website của bạn sẽ được tính là 1 lượt Organic Traffic. 

Từ việc phát triển lương truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên, doanh nghiệp có thể nắm bắt được dữ liệu lớn và hữu ích từ những truy vấn của người dùng, từ đó khám phá ra được insight khách hàng, hành vi tìm kiếm, nhu cầu mới,… từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.

Paid Traffic

paid traffic là gì

Là lượng truy cập của người dùng vào website nhờ quảng cáo khi xuất hiện truy vấn trên thanh tìm kiếm. Paid Traffic là loại traffic thu được từ Paid Search..  Trong đó, Paid Search là hình thức quảng cáo trực tuyến, người quản trị website cần trả phí để hiển thị nội dung quảng cáo trên trang tìm kiếm. 

Direct Traffic

Là lượng người truy cập trực tiếp vào website mà không thông qua trung gian nào khác, dễ hiểu hơn là khi ai đó ghé thăm website của bạn bằng cách nhập đường link lên thanh tìm kiếm hoặc sử dụng bookmark thì được tính là một direct traffic.

Ví dụ: Người dùng gõ seoulspa.vn lên thanh tìm kiếm và truy cập trực tiếp vào website.

direct traffic là gì

Social Traffic

Social Traffic là lưu lượng người truy cập vào website nhờ việc chuyển hướng từ các trang mạng xã hội khác: Google+, Instagram, Facebook, Twitter, Youtube,… đây là các nền tảng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp website tăng traffic chất lượng. Người dùng truy cập vào trang web thông qua quảng cáo hoặc bài viết được đăng tải trên các nền tảng này. 

traffic từ mạng xã hội

Display Traffic

Là loại traffic thu được khi người dùng truy cập vào website thông qua quảng cáo hiển thị có trả phí. Quảng cáo hiển thị có 3 dạng: hình ảnh, banner, video – được thực hiện theo chiến dịch Google Display Network (Google GDN). Các quảng cáo này thường xuất hiện khi người dùng đang truy cập vào một trang web nào đó, thông tin làm người xem tò mò và click để theo dõi. Để thu được nhiều lượt truy cập từ nguồn này, cần tối ưu quảng cáo hiển thị như: hình ảnh/ video hấp dẫn, title bài viết gây tò mò, banner cuốn hút,…

display traffic

Referral Traffic

Referral Traffic là traffic được tính bằng số lượng người dùng truy cập vào website thông qua click chuột vào backlink hoặc quảng cáo từ những trang web khác. Các trang được đặt backlink hoặc quảng cáo được coi như là trang giới thiệu cho website của bạn. Đây được coi là lượt truy cập chất lượng do được truy cập bởi người thực sự quan tâm đến đề tài trên trang web của bạn. Một số phương pháp để gia tăng lượt truy cập theo nguồn này: kết hợp với KOLs, tham gia các diễn đàn về ngành, đăng bài trên các trang thông tin/ báo ngành,…

referral traffic

Email Traffic

Traffic đến từ Email Marketing, được tính khi người truy cập vào website khi nhấp vào link trong email. Để tối ưu lưu lượng từ nguồn này, doanh nghiệp cần phải có dữ liệu về email khách hàng tiềm năng, từ đó dễ dàng giới thiệu sản phẩm, chăm sóc khách hàng,… mà không tốn quá nhiều chi phí quảng cáo. Traffic đến từ email marketing được đánh giá là chất lượng nhất do email được thu thập từ danh sách khách hàng tiềm năng, vì thế mà email đến khách hàng có thông tin mang tính cá nhân hóa cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng nên tỷ lệ nhấp chuột cũng tăng lên. Một số cách để tăng traffic email: tạo tiêu đề email cuốn hút, cá nhân hóa email với từng tệp khách hàng, nút Call to action thật nổi bật, thêm quà vào email,…

Traffic đến từ email marketing

Others

Các nguồn traffic chưa được phân loại

Kết luận

Việc phân loại traffic giúp cho doanh nghiệp biết được đâu là nguồn cần cải thiện, phát triển để gia tăng cơ hội người dùng truy cập vào trang web một cách tối đa, từ đó có những chiến lược hành động và phân bổ nguồn lực, chi phí hợp lý. Sodi Media hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhận biết chỉ số quan trọng này và áp dụng vào hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Trong trường hợp gặp phải bất cứ khó khăn gì trong việc thiết kế, vận hành một website, đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi luôn sẵn lòng để hỗ trợ bạn.

Xem thêm: Những xu hướng thiết kế website nổi bật năm nay

Bài viết Liên Quan: